Tiểu sử Trần Đại Quang- từ cậu học trò trường làng trở thành chủ tịch nước

Cố chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ra trong một gia đình đông anh em, bố mất sớm, ông từng có tuổi thơ gian khó và vất vả. Bằng ý chí và nghị lực kiên cường vượt lên số phận cậu học trò trường làng đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam.

Cuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Tiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Tiểu sử chủ tịch nước Trần Đại Quang
Tiểu sử chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tên khai sinh là Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956. Quê quán xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đăng ký thường trí tại Số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh. Học vị Tiến sĩ; học hàm Giáo sư. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, trình độ ngoại ngữ cao học tiếng Trung.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam  26/7/1980; ngày chính thức 26/7/1981.

Khen thưởng: Ông từng được khen thưởng các huân huy chương như hai Huân chương Quân công hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng nhì, hai Huân chương Chiến công hạng nhất, một Huân chương Chiến công hạng nhì, một Huân chương Chiến công hạng ba, một Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hai Huân chương Tự do hạng nhất và hạng nhì của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hai Huân chương Hữu nghị hạng nhất của Quốc vương và Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia.

Ông là đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV.

 

Từ cậu học trò trường làng trở thành chủ tịch nước

Cậu học trò Trần Đại Quang
Cậu học trò Trần Đại Quang

Nói về bạn học cũ của mình là chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Trịnh Xuân Ngọ, hiện đang công tác tại trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đến hiện tại vẫn rất ngưỡng mộ người bạn cũ của mình. Trong ký ức của ông, thuở nhỏ nhà chủ tịch nước Trần Đại Quang rất nghèo, bố mẹ phải mưu sinh vất vả bằng nghề bắt tôm cá trên sông và bán chuối để nuôi bốn anh em trong đó có hai người con trai và hai người con gái. Năm Quang tiểu học, bố không may mất sớm, tất cả sinh hoạt phí gia đình đều một tay người mẹ gồng gánh.

Tuy nhà nghèo, nhưng với ý chí kiên cường cùng nghị lực vượt khó Ông Trần Đại Quang nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. “Năm cấp III, anh ấy đã được nhà trường tặng một chiếc xe đạp của Đức. Ngày ấy, chiếc xe đạp là cả một tài sản cực lớn, trong mơ chúng tôi cũng không dám nghĩ tới”, ông Ngọ kể với vẻ mặt đầy tự hào và ngưỡng mộ. 

Tốt nghiệp cấp 3, vì không đủ sức khỏe vào bộ đội nên ông Ngọ phải theo học đại học ngoài Hà Nội, còn chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngành công an.

Tóm tắt quá trình công tác của chủ tịch nước Trần Đại Quang từ sau khi tốt nghiệp cấp 3

Quá trình công tác Trần Đại Quang
Quá trình công tác Trần Đại Quang

Từ tháng 7/1972 đến tháng 10/1975: Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 10/1975 đến tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II, giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1987 đến tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1990 đến tháng 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 9/1996 đến tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 10/2000 đến tháng 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 4/2006 đến tháng 1/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2011: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII), Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Từ tháng 4/2016 đến 21/9/2018: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIII, khóa XIV.

Sáng ngày 21/09/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời lúc 10h05 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang- tấm gương sáng ngời về nhân cách và trí tuệ

Trần Đại Quang tấm gương sáng học theo
Trần Đại Quang tấm gương sáng học theo

Không chỉ là một nhà cầm quân đầy tài năng trên lĩnh vực an ninh. Đồng chí Trần Đại Quang còn là một nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn tiêu biểu cho “tài đức vẹn toàn”. Suôt thời kì đương nhiệm ông đã có nhiều đề xuất, chỉ đạo sắc bén trong đánh giá, dự báo tình hình; tổ chức xây dựng lực lượng an ninh các cấp vững mạnh; coi trọng xây dựng thế trận an ninh vững chắc gắn với thế trận quốc phòng toàn dân; trên cơ sở đó tổ chức triệt phá nhiều chuyên án lớn, phức tạp; lập nhiều chiến công thầm lặng, nhưng hết sức vẻ vang, góp phần vào công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc, phục vụ mục tiêu ổn định chính trị, tạo thuận lợi để đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Với phẩm chất tài năng và sự đức độ của mình, nhất là sự tận tâm hết lòng về nước nhà, vì nhân dân, suốt nhiều năm cống hiến chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận được sự tin yêu của Đảng, Nhà nước của toàn thể chiến sĩ đồng bào cả nước Việt Nam. Đến những phút cuối đời đang chống chọi với bạo bệnh, hình ảnh một vị chủ tịch nước hình ảnh vị chủ tịch nước vẫn miệt mài cống hiến xứng đáng là tấm gương sáng ngời của người đảng viên  tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời hy sinh, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Suốt cuộc đời chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn hết lòng tận tâm phục vụ, luôn kiên trì phấn đấu không ngừng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc được Đảng, Nhà nước và Ngành công an ghi nhận. Sự ra đi của ông là một trong những tổn thất to lớn đối với thế hệ sau này đối với Đảng và nhà nước ta đặc biệt là đối với thế hệ trẻ nhất là những người nghiên cứu lịch sử của lực lượng công an.

Xem Thêm  tin tức tiểu sử H’Hen Niê

Related Posts

Những kiểu tóc sang trọng để đi đám cưới 2021 kiểu mới lạ xinh đẹp

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Tổng hợp kiểu tóc ngắn tuyệt đẹp nhất 2020 của ca sỹ Minh Hằng

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Những câu thả thính bá đạo và khó đỡ nhất của “hội chị em ế” trên Facebook

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Những mẫu hình xăm nhỏ trẻ trung ở cổ tay vai và gáy cho mình nữ đơn thuần thương

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Những kiểu tóc búi cô dâu sang trọng ngọt ngào và lãng mạn nhất cho ngày cưới

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Những kiểu tóc nam siêu ngầu của Seung Hun khiến cho phái nữ siêu lòng

Mục Lục Bài ViếtCuộc đời của Chủ tịch nước Trần Đại QuangTiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại QuangTừ cậu học trò trường làng trở thành chủ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *