Con đường thành công của Shark Phú: “Tôi vừa làm bốc vác, vừa làm sale, vừa làm giám đốc”

“Nếu dự án thất bại, em có đồng ý về làm thuê cho anh không?” là câu nói quen thuộc của Shark Phú qua 2 mùa Shark Tank 1 và 2. Từ một chương trình truyền hình ăn khách, công chúng bắt đầu tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của các “cá mập”. Và những thông tin về Shark Phú – cá mập ngồi ghế trung tâm, chủ tịch tập đoàn SunHouse bỗng được quan tâm hơn bao giờ hết.

Shark Phú là ai?

Là một trong những doanh nhân thành công bậc nhất tại Việt Nam nhưng Shark Phú khá kín tiếng về đời tư. Thậm chí trong một lần chia sẻ, ông cho biết bản thân không hề sử dụng các mạng xã hội. Vì vậy những thông tin về ông càng được công chúng quan tâm tìm hiểu.

Shark Phú tên thật là Nguyễn Xuân Phú, sinh năm 1971 tại Hà Đông, Hà Nội. Tuổi thơ của ông gắn liền với việc buôn bán, kinh doanh tại các khu vực chợ, ngã tư thành phố.

Là cựu sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội khoa tài chính kế toán. Có thể kinh nghiệm buôn bán từ nhỏ và những gì học được tại giảng đường là một phần làm nên một Shark Phú đầy thực tế và giàu chuyên môn như chúng ta chứng kiến trên Shark Tank.

Khởi nghiệp từ năm 17 tuổi, ông cho biết: “Tôi khởi nghiệp 17 năm chưa có công ty nào lỗ”. Điều đó cho thấy cái tầm trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng và tạo ra thị trường cho từng sản phẩm của ông ở từng giai đoạn.

Nhắc tới Shark Phú là nhắc tới tập đoàn Sunhouse. Công chúng thường gọi ông là vua chảo. Ông là linh hồn của thương hiệu đồ gia dụng nhà bếp hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với ghim cài áo Sunhouse xuất hiện ở mọi chương trình phát sóng Shark Tank Việt Nam mùa 1 và mùa 2, người ta quen gọi ông với tên mới là shark Phú.

Shark Phú – linh hồn của tập đoàn Sunhouse

Nguyễn Xuân Phú linh hồn của Sunhouse
Nguyễn Xuân Phú linh hồn của Sunhouse

“Tôi vừa làm bốc vác, vừa làm sale, vừa làm giám đốc” là câu tóm tắt ngắn gọn cho những ngày đầu Shark Phú khởi nghiệp cùng Sunhouse.

Sau 10 năm làm nhiều công việc khác nhau tại các công ty trong và ngoài nước, Shark Phú khởi nghiệp với 2000 USD. Công ty thành lập năm 2000 tên gọi là Công ty TNHH Phú Thắng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng như xoong, nồi, chảo…

Shark Phú không thành công ngay từ dự án đầu tiên. Khi đó công ty gặp phải đối thủ quá mạnh, giá cả bên đối thủ bán ra thấp hơn cả chi phí sản xuất của công ty Shark Phú. Khi đó, Shark Phú phải đối mặt với khó khăn lớn khi các cổ đông thoái lui. Nếu khi đó Shark Phú cũng bỏ cuộc thì chúng ta đã không có thương hiệu Sunhouse.

Giải pháp khi đó là bán giá sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất để cầm cự. Sau đó ông ký hợp đồng phân phối bếp gas của Hàn Quốc giá ưu đãi cộng với tiếp thị sản phẩm do chính công ty sản xuất với giá thấp. Đây là chiến lược mang về hiệu quả lớn trong việc phát triển thương hiệu của Sunhouse tại Việt Nam.

Sau đó, trong quá trình làm việc với tập đoàn Sunhouse Hàn Quốc, ông nhận được đề nghị chuyển giao công nghệ và các đặc quyền kinh doanh của Sunhouse tại Việt Nam. Từ đó Sunhouse Việt Nam ra đời.

Đến nay, Sunhouse là cái tên hàng đầu của ngành gia dụng Việt Nam và đang vươn tầm mạnh mẽ ra thị trường Quốc tế. Có thể mượn câu nói của Shark Phú để nói về sự phát triển vượt bậc này: “Tôi có thể tự hào là Sunhouse đã sản xuất đầy đủ các vật dụng cần có trong căn bếp để người phụ nữ rút ngắn thời gian nấu nướng mà vẫn có những món ăn ngon”.

Ngoài kinh doanh sản xuất đồ gia dụng như chúng ta đã biết, Shark Phú có một công ty chuyên về đầu tư là Sunhouse Invest. Và đó là một nguyên nhân để chúng ta thấy Shark Phú trên ghế nóng của Shark Tank – thương vụ bạc tỉ phiên bản Việt Nam.

Một số dự án Shark Phú đầu tư tại Shark Tank

Các dự án Shark Phú đầu tư ở Shark Tanks
Các dự án Shark Phú đầu tư ở Shark Tanks

Được đánh giá là Shark khó thuyết phục nhất Shark Tank nhưng sự thật là Shark Phú là một trong những nhà đầu tư rót vốn nhiều nhất tại chương trình này. Shark Phú đầu tư không đơn giản là tiền mặt mà bao gồm trái phiếu chuyển đổi có thời hạn. Một số thương vụ bạc tỉ thành công giữa shark Phú và các startup có thể kể đến:

1. Tên dự án: Vinalink

Số tiền đầu tư: 11 tỷ

Lĩnh vực: Dịch vụ khách hàng

Người sáng lập: Nguyễn Trương Tuyến

Mô tả: Chuỗi rửa & chăm sóc xe 5s .Dịch vụ chăm sóc xe tự động

Thỏa thuận: 11 Tỷ VNĐ cho 25% cổ phần.

2. Tên dự án: Nước mắm Lê Gia

Số tiền đầu tư: 6 tỷ đồng –  Shark Phú và Shark Dzung đầu tư

Lĩnh vực: Thực phẩm và Đồ uống

Người sáng lập: Lê Anh

Mô tả: Chuyên cung cấp các sản phẩm nước mắm cốt truyền thống, mắm tôm sạch, mắm tép chưng thịt và nước mắm an toàn cho bé ăn ngon.

Thỏa thuận: 6 Tỷ VNĐ cho 24% cổ phần

3. Tên dự án: Yến Quân

Số tiền đầu tư: 10 tỷ đồng

Lĩnh vực: Hàng không/Du lịch

Người sáng lập: Đỗ Tú Quân

Mô tả: Tour du lịch khám phá ngành yến

Thỏa thuận: 10 Tỷ VNĐ trái phiếu chuyển đổi, cho vay lãi suất 18% 1 năm

4. Tên dự án: Sedan Việt

Số tiền đầu tư: 8 tỷ đồng

Lĩnh vực: Sản Xuất

Người sáng lập: Đỗ Xuân Tùng

Mô tả: Sedan Việt Nam, nhà cung cấp phụ tùng ô tô Hàn Quốc – Nhật Bản chính hãng.

Thỏa thuận: 8 Tỷ VNĐ cho 40% cổ phần.

  • Trên đây là 4 trong số rất nhiều thương vụ Shark Phú quyết định đầu tư tại chương trình Shark Tank Việt Nam. Có thể thấy lĩnh vực đầu tư của Shark Phú rất phong phú. Đôi khi ông đầu tư mặc dù chưa hiểu rõ về sản phẩm nhưng lại thấy được thị trường tiềm năng như ông đã nói:  “Anh chả hiểu gì về CNTT, nhưng anh vẫn muốn đầu tư vì anh muốn hiểu nó. Chẳng may anh mất tiền thì anh sẽ phải tự học”.

Là lãnh đạo của một tập đoàn nghìn tỷ, là chủ nhân của rất nhiều câu nói truyền cảm hứng của chương trình Shark Tank, là doanh nhân vô cùng thành công và còn là rất nhiều điều đáng học hỏi khác, việc Shark Phú không xuất hiện trong Shark Tank mùa 3 là một sự nuối tiếc lớn cho khán giả. Biết được phần nào tiểu sử Shark Phú là điều cần thiết để gặp lại Shark Nguyễn Xuân Phú trong những chương trình tương lai.

Xem Thêm  Tiểu sử và sự nghiệp của “vị cá mập” trẻ tuổi nhất thương vụ bạc tỷ- Shark Lê Đăng Khoa

You might like

About the Author: Uyên Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *