Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày như thế nào là đủ?

Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày như thế nào là đủ? Nên ăn bao nhiêu để cơ thể vừa đủ hấp thụ chất béo mà không bị thừa, dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì. Bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ các bạn về kiến thức dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo nhé!

Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày như thế nào là đủ?

Theo Giảm Béo 24h thì Chất béo là nguồn gốc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như Vitamin A, D, E, Acid béo và nhiều chất sinh học khác.

Chất béo trong thực phẩm thường là những chất phức tạp có đặc điểm chung là hoà tan trong dung môi hữu cơ như Ete, AXeton, nhưng không hoà tan trong nước.

Người ta chia chất béo làm 2 loại: chất béo đơn giản như mỡ Este của Glyxerol và Acid béo; và chất béo phức tạp, ngoài Acid béo Glyxerol còn có một phân tử khác gắn vào như trong Photphatit, Glyxerol Este hoá không có Acid béo phức tạp khác là Sterol mà Sterol quan trọng nhất là Cholesterol thường gặp trong chất béo động vật. Về phương diện hoá học, người ta phân loại Acid béo bão hoà (ví dụ: Acid Oleic gặp trong mỡ heo, mỡ cừu, bơ, dầu dừa và chất béo chứa tỷ lệ Acid béo bão hoà cao) và Acid không bão hoà (ví dụ: Acid Oleic gặp trong dầu Oliu, Acid Linoleic gặp trong dầu nành, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu hạt bông… đều có khoảng 50% Acid Linoleic).

Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày

Dầu mỡ trong thực phẩm đều dùng để sinh nhiệt lượng. Nhu cầu chất béo phụ thuộc giới tính, tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân tộc, khí hậu, thổ ngơi. Có thể tính nhu cầu chất béo theo tỷ lệ lượng đạm ăn vào hoặc theo Kg thể trọng.

1. Nhu cầu chất béo của cơ thể tỉ lệ theo g/kg thể trọng

Đối tượng giới tính Nam Nữ
Trẻ tuổi Lao động trí óc 1,5 1,2
Lao động chân tay 2,0 1,5
Lớn tuổi Không lao động chân tay 0,7 0,5
Có lao động chân tay 1,2 0,7

Xem thêm:

2. Nhu cầu chất béo của cơ thể tỷ lệ theo nhu cầu ăn đạm vào

Đối tượng chất béo tỷ lệ lượng đạm Chất đạm Chất béo
Người trẻ 01 01
Người đứng tuổi 01 0,7
Người già – người béo 01 0,5

Hai Acid béo là Acid Linoleic và Arachidonic, thuộc loại Acid béo không no, rất cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Cơ thể không tạo được Acid Linoleic, nhưng nếu có Acid Linoleic thì tạo thành Acid Arachidonic được.

Như vậy chỉ cần cung cấp Acid Linoleic (còn gọi là sinh tố F) là sẽ có cả hai thứ cần thiết. số lượng Acid Linoleic cần có hàng ngày vào khoảng từ 03 đến 05Kg. Loại Acid này thường có nhiều trong các loại dầu thảo mộc.

Thiếu Acid béo cần thiết sẽ tác động đến các chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là sự chuyển các chất béo trong người bị trở ngại, rồi sinh ra những bệnh ngoài da như lở, ngứa mà thừa chất béo, nhất là Cholesterol thì lại tác động đến bệnh vữa xơ động mạch…

Hai Acid béo là Acid Linoleic và Arachidonic, thuộc loại Acid béo không no, rất cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Cơ thể không tạo được Acid Linoleic, nhưng nếu có Acid Linoleic thì tạo thành Acid Arachidonic được.

Như vậy chỉ cần cung cấp Acid Linoleic (còn gọi là sinh tố F) là sẽ có cả hai thứ cần thiết. số lượng Acid Linoleic cần có hàng ngày vào khoảng từ 03 đến 05Kg. Loại Acid này thường có nhiều trong các loại dầu thảo mộc.

Thiếu Acid béo cần thiết sẽ tác động đến các chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là sự chuyển các chất béo trong người bị trở ngại, rồi sinh ra những bệnh ngoài da như lở, ngứa mà thừa chất béo, nhất là Cholesterol thì lại tác động đến bệnh vữa xơ động mạch…

Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo và dinh dưỡng

+ Chất béo của thịt: Tùy vào loại thịt, mỗi loại sẽ có các chất béo khác nhau, phần lớn thành phần chất béo từ thịt lợn và các loại gia súc là các acid béo no hoặc các acid béo chưa no. Vì thế, những người có tiền sử về bệnh tim mạch, béo phì, máu nhiễm mỡ thì nên ít sử dụng các mỡ gia cầm có nhiều acid béo không no.

+ Chất béo của các loài cá chứa nhiều các acid béo chưa no gồm các chất: oleic, linoleic, linolenic, arachidonic… các acid béo này đều có giá trị dinh dưỡng rất tốt trong phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp. Nên người già thường được khuyên ăn nhiều cá để bổ sung acid béo thay vì ăn thịt lợn.

+ Chất béo trong quả trứng: khoảng từ 12-33% tùy từng thuộc vào loại trứng gì. Ví dụ trứng con gà toàn phần là 11,6%; còn trứng vịt là 14,2%. Trong đó lòng đỏ của trứng chiếm 29,8%, còn lòng trắng trứng chỉ có 0,1%. Các nhà khoa học khuyên rằng, trứng gà là nguồn lecithin quý. Do lượng Chất béo của lòng trắng rất ít mà lượng protein chủ yếu là albumin, dễ hấp thu nên những bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, thiếu protein có nguy cơ rối loạn chuyển hóa nên sử dụng lòng trắng trứng.

+ Chất béo của sữa tồn tại ở trạng thái nhũ tương hoá, có độ phân tán cao, có nhiều acid béo chưa no cần thiết, có nhiều lecithin, có độ tan chảy thấp.

Tóm lại bài viết trên đây chia sẻ thông tin về nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày như thế nào là đủ. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích cho quý vị về dinh dưỡng cơ thể hàng ngày.

Thông tin tham khảo giambeo24h.com