Thông thường trong mỗi công ty doanh nghiệp để kết nối khách hàng với doanh nghiệp, công ty thì phải có sự tham gia của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Các sản phẩm, dịch vụ có đến được tay khách hàng hay không là nhờ vào công sức của đội ngũ này. Tuy nhiên công việc chủ yếu mà nhân viên kinh doanh đảm nhận là gì thì vẫn là thắc mắc đối với nhiều người. Nhằm giúp mọi người hiểu được điều đó, bài viết này sẽ mô tả công việc nhân viên kinh doanh.
1. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về mô tả công việc nhân viên kinh doanh thì chúng ta phải biết được “nhân viên kinh doanh là gì ?”. Nhân viên kinh doanh là thuật ngữ được dùng để chỉ những người đảm nhận công việc môi giới, xây dựng chiến lược, tiếp xúc khách hàng đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người mua nhằm tạo ra doanh thu cho công ty, doanh nghiệp.
Như vậy, mô tả công việc nhân viên kinh doanh đó là việc trình bày những công việc mà một nhân viên kinh doanh phải đảm nhận khi tham gia vào bộ phận kinh doanh của một công ty, một doanh nghiệp nào đó. Trong đó, công việc chủ yếu là cung cấp các giải pháp phù hợp với từng khách hàng nhằm tăng doanh thu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói tóm lại, một nhân viên kinh doanh cần phải tập trung trọng tâm vào mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thân thiết lẫn tiềm năng để mang lại lợi nhuận cho đơn vị tuyển dụng.
Nhằm để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên kinh doanh hãy cùng nhau tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh.
2. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh
Dù bạn đang đảm nhận vị trí nhân viên kinh doanh ở bất kỳ cơ sở, đơn vị nào thì bạn luôn phải đảm nhận chủ yếu các nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh sau:
+ Phải nắm rõ thuộc tính, đặc điểm, tính năng chủ yếu, giá cả ưu nhược điểm của từng sản phẩm/dịch vụ mà đơn vị đang cung cấp đến khách hàng.
+ Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ theo phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng.
+ Lập kế hoạch phát triển khách hàng, thị trường, doanh thu theo định kỳ, quý, năm.
+ Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng để tiến hành xử lý, giải đáp thắc mắc, tư vấn kịp thời về chất lượng, giá cả, số lượng yêu cầu,… cho khách hàng.
+ Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để quảng bá đưa sản phẩm/dịch vụ đến từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng
+ Trực tiếp gặp gỡ, chăm sóc khách hàng nhằm duy trì những mối quan hệ kinh doanh hiện có.
+ Phối hợp chặt chẽ với nhân viên khác trong bộ phận chăm sóc khách hàng cũng như là các bộ phận khác trong công ty, doanh nghiệp.
+ Quản lý hồ sơ khách hàng
+ Soạn thảo hợp đồng với khách hàng theo những bước sau: lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trưởng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.
+ Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng nhằm thực hiện đúng các điều khoản đã được ký giữa hai bên trong hợp đồng.
+ Là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh còn vướng mắc khi thực hiện nội dung hợp đồng.
+ Tích cực tìm kiếm khách hàng mới cho công ty, doanh nghiệp.
3. Chức năng của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng và không thể thiết được trong một công ty, doanh nghiệp hay đơn vị nào. Họ là những thành viên của bộ phận kinh doanh cùng với các phòng ban khác như tổ chức hành chính, kế toán, nhân sự, kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ,.. phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của công thi từ đó thu lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Từ việc tìm hiểu nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh ở trên chúng ta có thể thấy được chức năng của nhân viên kinh doanh gồm có các chứng năng chính sau:
+ Tiêu thu sản phẩm/dịch vụ của công ty, doanh nghiệp tạo ra nhằm thu lại lợi nhuận
+ Tìm kiếm từng đối tượng khách hàng phù hợp với từng loại sản phẩm/dịch vụ
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ được đề ra đối với mỗi nhân viên kinh doanh để đưa bộ phận kinh doanh phát triển nói riêng và toàn bộ công ty, doanh nghiệp nói chung.
Trên đây là những thông tin hữu ích mô tả công việc nhân viên kinh doanh cũng như là chức năng nhiệm vụ nhân viên kinh doanh phải thực hiện khi đảm nhận vị trí này. Ngoài ra, những bạn nào đang có định hướng trở thành nhân viên kinh doanh của một tổ chức nào đó thì có thể tham khảo những thông tin trên để có thể giúp ích cho công việc sau này.