Công việc của một kế toán kho bạn bắt buộc phải biết

Bạn đang là sinh viên chuyên ngành kế toán sắp ra trường? Bạn đang muốn tìm hiểu về công việc của một kế toán kho khi làm việc tại doanh nghiệp trên thực tế? Bạn không biết những công việc đó cụ thể như thế nào, cần chú ý ra sao cũng như không biết bản thân mình có thực sự phù hợp với công việc của một kế toán viên? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc bạn có thể tham khảo cho mình nhé.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần đến những nhân viên kế toán để có thể hạch sách,giải quyết những vấn đề liên quan đến tài chính công ty. Đối với những cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ thì thông thường kế toán tổng hợp sẽ kiêm luôn công việc của một kế toán kho. Tuy nhiên, đối với những công ty lớn, nguồn hàng kinh doanh dồi dào, số lượng nhiều thì bắt buộc cần đến một vài nhân viên kế toán kho để quản lý nhập xuất của kho hàng.

1. Kế toán kho là gì?

Nhân viên kế toán kho hay còn gọi là kế toán kiểm tra, theo dõi cũng như quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên liệu của công ty. Nhân viên kế toán sẽ chịu trách nhiệm cũng như quản lý hóa đơn nhập xuất kho, chi tiết các loại hàng hóa trong kho bằng sổ sách, chứng từ . Để bảo quản hàng hóa được ra vào chính xác, tránh thất thoát cho doanh nghiệp.

ke-toan-kho

Càng những doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc quản lý kho hàng của mình càng cần phải chặt chẽ, chi tiết. Với số lượng hàng đa dạng, nhiều chủng loại rất dễ thất thoát cũng như nhầm lẫn số liệu trên sổ sách với số lượng hàng hóa hằng ngày. Vì vậy không chỉ cẩn thận trong việc xuất hóa đơn, hàng hóa, kiểm số lượng hàng mà kế toán kho cần phải có kế hoạch làm việc khoa học, nhanh nhạy để tránh thất thoát cho doanh nghiệp

2. Công việc của một kế toán kho

2.1. Khi thực hiện nhập xuất hàng

– Kiểm tra các chứng từ yêu cầu nhập hàng,  xuất hàng, các dụng cụ, công cụ, hàng hóa, nguyên vật liệu theo đúng quy định.

– Chỉ thực hiện việc nhập và xuất hàng cho các cá nhân có liên quan, có thẩm quyền

– Nhiệm vụ kế toán kho đó là giao nhận các chứng từ nhập, xuất hàng, lưu lại hoặc chuyển cho đơn vị mua hàng theo đúng quy định.

– Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan.

– Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn

– Trên các kệ hàng cần được ghi chú phiếu nhập, phiếu xuất,phiếu ghi chú để tránh nhầm lẫn

– Theo dõi số lượng hàng tồn hiện tại, ghi chú lại những loại hàng tồn kho quá lâu ngày, đối chiếu với quy định mức hàng tồn kho tối thiểu.

– Thực tiếp nhập phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vào phần mềm

– Trực tiếp kiểm, đếm, theo dõi, giao nhận hàng hóa trong quá trình nhập kho, xuất kho.

2.2. Quản lý kho hàngkế toán kho

– Lập sơ đồ, sắp xếp kho theo sơ đồ khoa học với phương châm dễ lấy, dễ tìm, dễ kiểm tra

– Tuân thủ tuyệt đối theo quy định phòng cháy chữa cháy.

– Phát hiện, quản lý chênh lệch số hàng hóa trên thực tế với trên sổ sách

– Bố trí hàng khóa, khoa học để dễ dàng vệ sinh, bảo quản đúng quy định đặc biệt đối với những mặt hàng đặc trưng cần bảo quản nghiêm ngặt.

2.3. Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho

– Tất cả những đơn hàng được đặt để xuất kho đều cần phải có những chứng từ hợp lệ nhất định

– Nhiệm vụ của kế toán kho đó là theo dõi nhập, xuất hàng cùng những thủ tục mua hàng

3. Một số kinh nghiệm khi làm kế toán kho

Bởi mỗi một đơn vị kinh doanh có những mặt hàng kinh doanh khác nhau, cách nhập xuất hàng khác nhau, số lượng hàng hóa, tính chất hàng hóa cũng như điều kiện bảo quản cũng khác nhau. Vì vậy đối với một kế toán kho cần có những kinh nghiệm, nhìn nhận phù hợp với cơ sở nơi mình công tác cần chú ý một số vấn đề cơ bản nhất như:

– Tất cả công việc nhập, xuất kho đều phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Trừ những trường hợp bắt buộc phải có chỉ thị của cấp trên thì cần có giấy tờ cụ thể. Tuyệt đối không xuất kho đối với những trường hợp không có giấy tờ, đặc biệt là đối với những đơn đặt hàng lớn. Điều này sẽ gây chênh lệch số lượng hàng thực tế với trên giấy tờ rất nhiều, gây thất thoát cho công ty.

– Xác định và ghi nhận giá gốc của hàng tồn kho. Rất nhiều nhân viên kế toán kho gặp khó khăn cũng như sai lỗi này. Đối với những hàng tồn kho lâu thì giá thành sẽ chênh lệch với giá thị trường hiện tại khiến cho kế toán nhầm lẫn với giá thành hiện tại khi xuất hàng

– Tuyệt đối cẩn thận, tất cả mọi công việc đều phải thực hiện qua chứng từ, sổ sách, hợp đồng, phiếu nhập xuất kho. Không đồng ý xuất kho khi không có đủ những yêu cầu trên.

– Sắp xếp kho hàng hợp lý, khoa học để tránh nhầm lẫn, dễ tìm, dễ kiểm tra

Hi vọng bài viết trên về toàn bộ công việc, thông tin liên quan đến một kế toán kho của chúng tôi đã giúp cho bạn có cái nhìn bao quát nhất để có thể thuận lợi nhất trong công việc sắp tới của mình. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình với chúng tôi để có được cái nhìn nhận tích cực, khách quan nhất của một kế toán viên trong những bài viết tiếp theo nhé.

Xem Thêm  Chủ tịch công đoàn - Vị trí không phải ai cũng là được

You might like

About the Author: Uyên Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *