Con thương binh liệt sĩ là đối tượng thân nhân của người có công đối với cách mạng. Do vậy pháp luật có những chính sách và chế độ ưu đãi riêng trong một số lĩnh vực như học tập, y tế. Để được hưởng chế độ này đòi hỏi phải làm giấy xác nhận con thương binh. Vậy cách viết như thế nào? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Xung quanh việc đình chỉ trợ cấp 90 trường hợp thương binh
1. Hướng dẫn cách viết giấy xác nhận con thương binh
– Tên Quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đây là nội bắt buộc đối với mỗi tờ đơn. Trình bày theo đúng thể thức văn bản đã quy định.
– Tên tiêu đề: Trình bày ở giữa dòng của tờ giấy A4, nên viết hoa, tiêu đề ngắn gọn, đầy đủ nội dung. Ví dụ như giấy xác nhận con thương binh liệt sĩ hoặc giấy xác nhận thân nhân của người có công đối với cách mạng,….
– Phần nội dung cụ thể như sau:
Con thương binh là đối tượng thân nhân của người có công đối với cách mạng. Do đó khi xin giấy xác nhận con thương binh các bạn cần phải trình bày đầy đủ thông tin về cả người có công với cách mạng, và thân nhân của người có công với cách mạng. Nêu rõ mối quan hệ giữa người có công và những người thân để nhà nước xét hưởng và làm chế độ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Đối với mục thông tin về thân nhân của người có công đối với cách mạng: Điền đầy đủ các thông tin như họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi thường trú; mối quan hệ với người có công,…
Mối quan hệ của thân nhân và người có công có thể là cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ hoặc con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
Xem thêm : tin tức tiểu sử Lệ Hằng
Địa chỉ thường trú nên ghi theo sổ hộ khẩu để tránh sự nhầm lẫn nếu được hưởng chế độ.
+ Đối với mục thông tin của người có công đối với cách mạng: Điền đầy đủ các thông tin như họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính;
Nêu rõ đối tượng người có công thuộc diện người có công nào? Thuộc số hồ sơ là bao nhiêu? và nơi đăng ký thường trú là gì? Đối tượng người có công bao gồm liệt sĩ, bệnh binh, thương binh.
– Phần xác nhận: Cần có chữ ký xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, chữ ký của người có công đối với cách mạng, và chữ ký của người đề nghị giấy xác nhận. Trường hợp người có công đã mất thì không cần xác nhận.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đó là trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc bệnh binh, các đơn vị bộ đội và công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có công thường trú.
2. Thủ tục cấp giấy xác nhận con thương binh như thế nào?
– Bước thứ 1: Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn thiện xong giấy xác nhận con thương binh, các bạn bổ sung vào hồ sơ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện.
Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm thẻ liệt sĩ, thẻ thương binh, thẻ bệnh binh hoặc thẻ hộ nghèo, bản sao giấy khai sinh của con thương binh.
Xem thêm : Hướng dẫn làm đơn xin xác nhận hộ khẩu
– Bước thứ hai: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu tất cả các giấy tờ trong hồ sơ đầy đủ và đúng thì tiến hành viết giấy hẹn cho đối tượng. Nếu vẫn còn thiếu giấy tờ trong hồ sơ thì hướng dẫn đối tượng bổ sung và hoàn thiện cho đầy đủ theo đúng quy định.
– Bước thứ ba: giải quyết hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ hợp lệ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm trả kết quả cho đối tượng theo đúng giấy hẹn mà bộ phận tiếp nhận đã viết.
– Bước thứ tư: Nhận kết quả
Theo thời gian viết trên giấy hẹn, đối tượng đến bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc huyện để nhận kết quả hồ sơ.
Trên đây là một số thông tin về giấy xác nhận con thương binh. Hy vọng đã mang đến nguồn tin hữu ích để các bạn làm xác nhận được đầy đủ và chính xác. Giúp cho thủ tục nhanh chóng và dễ dàng.