Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh, dịch vụ nào cũng đều cần phải được sự cấp phép của nhà nước. Trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, để được gọi là hoạt động hợp pháp thì giấy phép là cần thiết. Vậy cần phải làm đơn xin cấp phép xây dựng như thế nào? Thủ tục ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời nhé.
1. Thế nào là giấy phép xây dựng?
Giấy phép xây dựng là loại giấy được cấp bởi cơ quan nhà nước, để xác nhận về việc cá nhân hoặc tổ chức được phép thực hiện những công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Phạm vi được cấp phép thuộc những nội dung theo nguyện vọng của cá nhân hoặc tổ chức.
Bạn đang xem: Hướng dẫn viết đơn xin cấp phép xây dựng
Giấy phép xây dựng chính là một công cụ để xác định cá nhân và tổ chức có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, trong lĩnh vực xây dựng hay không.
2. Một số thông tin về giấy phép xây dựng
2.1. Nội dung của giấy phép
Mỗi nước có những quy định khác nhau về cấp phép xây dựng. Và ở Việt Nam thì việc cấp phép xây dựng được quy định trong các Bộ Luật, các Nghị Định, các Thông tư.
Nội dung giấy phép thể hiện trên các yếu tố như sau: Địa điểm và vị trí xây dựng, loại công trình, cốt trong xây dựng, giới hạn trong xây dựng, vấn đề môi trường trong công trình xây dựng, vấn đề về an toàn,…
2.2. Thời hạn của giấy phép
Giấy phép xây dựng sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau, chủ của các công trình xây dựng có thể điều chỉnh giấy phép sao cho phù hợp với công trình đang thi công. Các nội dung có thể điều chỉnh như vị trí cốt, chỉ giới đường, diện tích, chiều cao, số tầng công trình,…
Nếu sau khi cấp phép xây dựng mà 12 tháng đầu tiên, người được cấp phép chưa khởi công công trình thì có thể được phép gia hạn thêm thời hạn. Thủ tục gồm đơn xin gia hạn, bản chính của giấy phép xây dựng.
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin cấp phép xây dựng
Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng được quy định theo Thông tư Số 15 ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng. Cụ thể cách viết như sau:
Tên Quốc hiệu: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam / Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên tiêu đề: Đơn xin cấp phép xây dựng
Mục kính gửi: Ghi tên của cơ quan có thẩm quyền trong hạng mục công trình xây dựng. Nếu thuộc mẫu đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở thì có thể là UBND xã Lương Sơn, hoặc UBND huyện Sơn Động.
Xem thêm : Cách làm bài viết thu hoạch sau chuyến đi thực tế
– Phần người đại diện: Ghi họ tên cụ thể của chủ công trình xây dựng.
+ Mục địa chỉ liên lạc: Ghi rõ địa chỉ cụ thể, có thể liên lạc được của người đại diện.
+ Mục số điện thoại: ghi số điện thoại đã đăng ký chính chủ và thường xuyên dùng để liên lạc của người đại diện.
– Phần địa điểm xây dựng:
Mục lô đất số: Ghi cụ thể lô đất thuộc số bao nhiêu? thuộc bản đồ nào? diện tích bao nhiêu? Ví dụ như lô đất số 385, từ bản đồ số 8, xã Long Sơn.
Các mục tại, đường, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố: Ghi cụ thể địa chỉ nơi mà lô đất đang ở.
Mục nguồn gốc đất: Ghi thông tin nguồn gốc của mảnh đất là từ đâu. Ví dụ như gia đình, hợp tác,…
– Phần nội dung xin phép:
Mục loại công trình: Ghi rõ mảnh đất đang được xây dựng theo kiểu công trình nào. Ví dụ nhà ở, trường học, bệnh viện,…
Mục cấp công trình: Ghi rõ con số cụ thể. ví dụ công trình thuộc cấp 3 thì ghi số 3, cấp 4 thì ghi số 4, cấp 2 thì ghi số 2.
Mục diện tích xây dựng tầng 1: ghi cụ thể diện tích xây dựng tại tầng 1 là bao nhiêu? Với đơn vị là mét vuông. Ví dụ 87,8 m2
Xem thêm : Tiểu sử ca sĩ Khởi My
Mục diện tích sàn: ghi con số cụ thể là bao nhiêu, với đơn vị là mét vuông. Ví dụ 34,2 m2
Mục chiều cao: ghi rõ đơn vị cụ thể, với đơn vị là mét. Ví dụ 85m.
Mục số tầng: Ghi với con số cụ thể. Ví dụ công trình 1 tầng ghi số 1, 2 tầng ghi số 2.
– Phần đơn vị và người thiết kế: Ghi rõ họ tên của người đảm nhận thiết kế công trình này. Ví dụ: Ngọc Văn Thảo.
Mục địa chỉ, số điện thoại: ghi nơi cư trú của người thiết kế, số điện thoại liên lạc thường xuyên của người thiết kế.
– Phần thẩm định thiết kế: Nếu có thì ghi nội dung, kết quả thẩm định. Nếu không tiến hành thì ghi là không.
– Phần Phương án phá dỡ và di dời: Nếu dự kiến phải thực hiện phá dỡ để phục vụ xây dựng thì cụ thể nội dung. Ví dụ dùng xe máy cẩu tháo dỡ, dùng sức công nhân tháo dỡ,… Nếu không có thì ghi không
– Phần dự kiến thời gian hoàn thành: Ghi cụ thể khoảng thời gian như tháng, năm. Ví dụ 3 tháng, 5 tháng, 1 năm,…
– Phần cam kết: ghi rõ cam kết của người xin làm đơn. Ví dụ tôi cam đoan những gì đã khai là sự thật. Nếu sai hoàn toàn chịu trách nhiệm,..
– Phần cuối cùng là ngày, tháng, năm làm đơn và người làm đơn ký, ghi rõ họ tên.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đơn xin cấp phép xây dựng. Hy vọng bài viết đã mang đến những giây phút trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn.