Cách thực hiện đơn tố giác tội phạm đúng quy định

Là một công dân, một Đảng viên tốt không đơn thuần chỉ là sống đúng, gương mẫu với những quy định của pháp luật cũng như khu dân cư nơi mình sinh sống. Mà là còn kiên quyết đấu tranh lại những điều xấu, tiêu cực trong xã hội với các cơ  quan có thẩm quyền. Để thực hiện điều này đầu tiên là chúng ta phải thực hiện một đơn tố giác tội phạm, hành vi sai trái với cơ quan công an. Vậy cách thực hiện một mẫu đơn tố giác như thế nào là đúng và phương án thụ lý, xử lý ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đối tượng có thể gửi mau don to giac đến cơ quan có thẩm quyền đó là các cá nhân, tập thể phát hiện tới những hành vi sai trái, trái với pháp luật. Cá nhân, tổ chức có thể gửi đơn tố giác hoặc tới trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để trình bày sau đó ký nhận vào văn bản. Vậy những thông tin có trong đơn tố giác tội phạm là những gì?

1. Nội dung có trong đơn tố giác tội phạm

– Thông tin đơn vị cơ quan có thẩm quyền để gửi đơn tố giác cần ghi rõ địa chỉ quận huyện, tỉnh thành phố, địa chỉ cơ quan có thẩm quyền: số nhà, tên đường, quận huyện, tỉnh thành phố.mẫu đơn tố giác tội phạm

– Thông tin người thực hiện mẫu đơn tố giác tội phạm: đối với một số trường hợp nhạy cảm thì người tố giác có thể yêu cầu giữ bí mật về thông tin cá nhân, tổ chức tố giác để đảm bảo an toàn cho cá nhân và gia đình. Yêu cầu được bảo vệ bởi những đe dọa tính mạng, nhân phẩm, tài sản cá nhân.

– Cá nhân, tổ chức phạm tội: thông tin cá nhân,họ tên, địa chỉ nơi sinh sống,cơ quan làm việc tổ chức vi phạm quy định của nhà nước, tội phạm

– Cung cấp thông tin tài liệu, bằng chứng cá nhân, tập thể vi có hành vi vi phạm pháp luật.

– Lời cam kết của người tố giác đối với cơ quan có thẩm quyền rằng tất cả lời khai, bằng chứng,tài liệu mình vừa cung cấp là chính xác và nếu có sai sót thì sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật kèm chữ ký,con dấu xác minh.

2. Những điều cần biết khi cá nhân, tổ chức thực hiện đơn tố giác tội phạm

– Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức gửi đơn tố cáo tố giác những hành vi vi phạm đạo đức thì sẽ có mặt ở cơ quan để phối hợp điều ra , đứng ra làm chứng , trình bày trung thực những hành vi không hợp pháp.

don-to-giac-toi-pham

– Đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác hoặc tới tố giác tại nơi có quan thì có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý trong vòng tối đa 90 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn. Đối với những trường hợp đặc biệt thì thời gian thụ lý, xử lý thì tối đa là 30 ngày, còn đối với những trường hợp đặc biệt mà vụ án có những tình tiết phức tạp cần thời gian để điều tra thì thời gian tối đa là 60 ngày.

– Đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm giữ kín bí mật thông tin cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại ,bảo vệ tài sản của cá nhân, tổ chức tố giác tội phạm.

– Sau khi vụ án được xem xét, xử lý xong thì người đơn tố giác tội phạm sẽ được thông báo kết quả xử lý sau khi đa xét xử xong. Đối với những người tố giác bí mật thì sẽ được gửi thông tin bí mật theo đúng địa chỉ mà mình đã khai báo với cơ quan điều tra.

– Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức tố giác người không vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý tội vu khống. Vậy nên trước khi gửi thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thì bạn cần cân nhắc chính xác thông tin trước khi tố giác cá nhân,tổ chức nào đó.

– Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền không xử lý hành vi tội phạm của cá nhân, tổ chức trong thời gian tối đa thì cá nhân,tổ chức tố giác tội phạm thì có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn để giải quyết vụ án.

– Trong quá trình điều tra cơ quan có thẩm quyền nơi tiếp nhận đơn xét thấy có những hành vi vi phạm pháp luật thì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu cũng như những thông tin liên quan đến tố cáo đó cho cơ quan điều tra, viện kiểm soát có thẩm quyền xử lý theo quy định của nhà nước.

– Đơn vị có thẩm quyền xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11 của Luật này. Đồng thời xác minh, xử lý đúng như pháp luật và đưa ra kết luận cuối cùng một cách công khai.

Bài viết trên của chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ những thông tin cần phải có trong đơn tố giác tội phạm cũng như những điều cần phải biết khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện đơn tố giác tội phạm. Vậy nên, để đấu tranh lại những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật thì bạn có thể gửi đơn tố cáo theo mẫu trên tới cơ quan có thẩm quyền để làm việc và xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Xem Thêm  Các mẫu quyết định phân công nhiệm vụ

You might like

About the Author: Uyên Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *