Đối với những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nếu khuyên bảo, răn đe không được thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng biện pháp mạnh đó là báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, công an xử lý. Khi thực hiện những công việc này bắt buộc chúng ta phải thực hiện các đơn tố cáo gửi tới chính quyền địa phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đơn đúng quy định cũng như hiểu rõ những vấn đề về luật pháp xung quanh việc này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đối tượng làm mẫu đơn tố cáo gửi tới cơ quan có thẩm quyền đó là các cá nhân, tập thể gửi tới cơ quan có thẩm quyền về những hành vi sai trái của cá nhân, tập thể đó cần được pháp luật xử lý nghiêm minh,công bằng. Việc thực hiện đơn phải dựa trên những gì đúng thực tế cũng như lời cam kết của người làm đơn rằng những điều mình đưa ra là chính xác,nếu có sai sót sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
1. Những nội dung bắt buộc phải có trong đơn mẫu đơn tố cáo lừa đảo
1.1. Thông tin chung trong mẫu đơn tố cáo
Cần ghi rõ ngày,tháng , năm tố cáo, đơn vị bạn cần gửi đơn tố cáo ghi huyện,tỉnh, địa điểm nơi tiếp nhận hồ sơ: số nhà, đường, xã thị trấn, quận huyện,tỉnh thành phố đều cần được liệt kê đầy đủ.
1.2. Thông tin cá nhân, tổ chức thực hiện mẫu đơn tố cáo gửi công an
Đối với cá nhân: họ và tên khai sinh đầy đủ, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp,nơi cấp, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ với người làm đơn
Đối với cơ quan, tổ chức: thông tin cơ quan, tổ chức, thông tin người ủy quyền làm đơn, địa chỉ cơ quan,mã số thuế,cách thức liên hệ.
– Thông tin tổ chức, cá nhân bị tố cáo: họ tên, địa chỉ nơi ở, cơ quan làm việc, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo và những thông tin khác có liên quan để chứng minh những gì mình trình bày với cơ quan có thẩm quyền là chính xác và hợp pháp.
– Tài liệu, bằng chứng chứng minh cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật gửi tới đơn vị công an cùng như những giấy tờ có liên quan.
– Còn đối với trường hợp cá nhân, tổ chức đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an thì người tiếp nhận sẽ thực hiện đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo sau đó yêu cầu cá nhân, tổ chức tới tố cáo ký, chỉ điểm hoặc đóng dấu xác minh vào văn bản.
– Người thực hiện đơn tố cáo cần phải có ký dấu xác nhận, chữ ký và cam kết những điều mình trình bày trong đơn tố cáo là đúng sự thật, nếu có sai sót thì sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
2. Những điều cần biết sau khi thực hiện mẫu đơn khiếu nại tố cáo
– Sau khi gửi đơn thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Cá nhân, tổ chức làm mẫu đơn tố cáo tội phạm thì sẽ đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết,xử lý tố cáo đã công bố.
– Thời gian người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xử lý, xem xét đơn tố cáo sẽ là 10 ngày kể từ kể từ ngày nhận được tố cáo. Trong trường hợp đã quá thời gian giải quyết mà vụ việc vẫn chưa được điều tra, làm rõ thì cá nhân, tập thể làm đơn có thể yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết và báo cáo rõ nguyên nhân tại sao chưa tiến hành giải quyết tố cáo.
– Khi đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo thì phải thụ lý, giải quyết lại tố cáo đó. Trình tự, thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
– Thời gian để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo, đối với những trường hợp phức tạp có nhiều tình tiết thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo.
– Đối với những trường hợp cần thiết, thì đơn vị có thẩm quyền cần phải giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày, đối với những trường hợp phức tạp thì không quá 60 ngày.
– Nếu quá thời gian quy định như trên mà đơn vị, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết những vấn đề cá nhân, tổ chức tố cáo thì bạn có thể gửi đơn lên những đơn vị có thẩm quyền cao hơn để trình bày nguyện vọng của bản thân để được giải quyết.
Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng những thông tin bạn gửi mẫu đơn tố cáo đảng viên tới các cơ quan,tổ chức có thẩm quyền bởi một khi đơn đã được gửi thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Tránh trường hợp hiểu lầm, thì bản thân cá nhân, tổ chức gửi tố cáo sẽ bị tội vu khống theo quy định của pháp luật.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã thể hiện đầy đủ, chi tiết cũng như những vấn đề xung quanh khi bạn thực hiện một đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền hy vọng đã giúp cho bạn có những thông tin bổ ích để thuận lợi trong công việc sắp tới nhé.