Doanh nghiệp lập dự án sâm Ngọc Linh: Trao “cần câu cơm” giúp dân Kon Tum đổi đời

Dự án trồng cây dược liệu đặc biệt là dự án sâm Ngọc Linh đã và đang ‘nóng lên’ ở Kon Tum. Nhận thấy tiềm năng của vùng “đất thuốc, đất sâm”, chính quyền địa phương đã ban hành danh mục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển cây dược liệu, từ đó mà giúp người dân vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Doanh nghiệp “thi đua” đặt chân vào “thánh địa” của sâm

Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên đặc thù, thời gian qua tỉnh Kon Tum đã phát triển được khoảng 2.416,5 ha dược liệu, trong đó, hơn 1.000 ha sâm Ngọc Linh. Hình thành được một số vùng trồng dược liệu tập trung, điển hình như vùng trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei.

Dù đạt được một số thành công trong công tác bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu, nhưng thực tiễn phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Chẳng hạn như dược liệu nuôi trồng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Dược liệu trong tự nhiên bị khai thác thiếu bền vững, sử dụng không hiệu quả khiến nhiều loài dược liệu bị cạn kiệt; chưa có cơ chế trong sản xuất, kiểm soát chất lượng và sử dụng dược liệu trong các cơ sở y tế công lập. Các sản phẩm chế biến từ dược liệu còn ít, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, giá trị đóng góp của dược liệu trong toàn ngành Nông nghiệp còn thấp…vì vậy, người dân chưa thực sự được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên dược liệu quý giá mà thiên nhiên ưu đãi.

Trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, hướng phát triển bền vững để phát triển vùng kinh tế tại Kon Tum

Xác định cây dược liệu là một trong những sản phẩm chủ lực. Đồng thời để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và giúp người dân địa phương vươn lên làm giàu từ cây dược liệu, tỉnh Kon Tum đã ban hành một số giải pháp hỗ trợ phát triển dược liệu, ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh có 31 dự án kêu gọi thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực dược liệu với quy mô gần 14.000ha, với tổng vốn đầu tư khoảng gần 9.000 tỷ. Tập trung chủ yếu tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông.

.

UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 24 dự án phát triển dược liệu trong đó có dự án sâm Ngọc Linh với tổng vốn đăng ký đạt 13.213 tỷ đồng. Hiện đã có một số dự án lớn đi vào hoạt động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Riêng tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông, đã có 11 nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát và lập dự án đầu tư.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 7 đơn vị, đầu tư nhà máy, công nghệ chế biến dược liệu và đã hình thành được chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu đối với sâm Ngọc Linh, sâm dây, đương quy, ngũ vị tử.

.

Điển hình như Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã triển khai dự án MHG Farm. Đây là dự án nằm trong chiến lược phát triển vùng dược liệu và trồng sâm Ngọc Linh của công ty MHG, được đầu tư và xây dựng trên diện tích 41ha, tại Km 18, tỉnh lộ 676, thôn Kon Tu Ma, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

.

Dự án sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) khi được triển khai sẽ có ý nghĩa xã hội to lớn. Không chỉ góp phần bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh, tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương, mà còn góp phần tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển.

Dự án Sâm Ngọc Linh từng bước giúp dân thoát nghèo

Để người dân sống được từ rừng, làm giàu từ rừng, từ đó gắn bó với rừng, bảo vệ rừng luôn là vấn đề thời sự nóng hổi. Tại tỉnh Kon Tum, các dự án trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng ở tỉnh Kon Tum đã mang đến những lợi ích kép vượt trội về hiệu quả kinh tế cũng như công tác bảo vệ rừng một cách bền vững.

Trên địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông đã, đang và sẽ triển khai mô hình thí điểm liên kết trồng sâm Ngọc Linh giữa doanh nghiệp và bà con nông dân địa phương (Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG). Bên cạnh đó với siêu dự án MHG Farm quy mô 41ha nhằm khai thác du lịch sinh thái và trồng sâm Ngọc Linh. Dự kiến dự án MHG Farm sẽ cần một lượng nhân công lớn tại địa phương cho việc chăm sóc, bảo vệ vườn sâm… Từ đó giúp tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân địa phương.

Dự án sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Nhờ có chủ trương phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh, cùng các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sâm Ngọc Linh nói riêng và cây dược liệu nói chung. Hiện nay, ở huyện Tu Mơ Rông – “thủ phủ” của dược liệu – đã có khoảng hơn 500 hộ dân trồng sâm Ngọc Linh.

Anh A Nô ở Măng Rương II là một trong những người đầu tiên trồng sâm Ngọc Linh. Đến nay, gia đình A Nô có cả ngàn cây sâm Ngọc Linh, vài năm nữa, khi thu hoạch sâm thì gia đình anh có thể có tiền tỷ.

Cũng giống như anh A Nô, ông A Bar – thôn Pu Tá tự tin cho biết: “Gia đình mình mua 100 gốc sâm để trồng dưới tán rừng. Dự kiến khoảng 6 năm là có thể thu hoạch khoảng 2kg”.

Giá sâm Ngọc Linh rơi vào khoảng 120 triệu đồng/kg. Đó là chưa kể khi trồng vài năm, những cây sâm Ngọc Linh cho hạt và gia đình lấy ươm rồi tiếp tục trồng sâm thì lúc ấy, nguồn sâm sẽ nhiều lên, thu nhập sẽ tăng, người dân đổi đời…

Giờ đây tại Tu Mơ Rông, không ít hộ gia đình tại địa phương đã thoát khỏi cảnh nghèo và làm giàu từ sâm. Điển hình như chị Y Hlạng, Y Bắp, A Hình…

.

Theo chị Y Hlạng, phát triển sâm dây không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này. Đến nay, chị Y Hlạng đã phát triển được hơn cả héc ta sâm dây.

Chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng vươn lên từ hai bàn tay trắng cũng chủ yếu từ sâm dây và sâm Ngọc Linh. Chờ khi sâm Ngọc Linh cho thu hoạch, sẽ mang lại nguồn thu nhập khủng đầy hứa hẹn cho gia đình chị Y Bắp.

Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác trồng tại Kon Tum sẽ được các doanh nghiệp đầu tư nhà máy, công nghệ chế biến dược liệu, hình thành được chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu đảm bảo đầu ra chắc chắn cho bà con nông dân. Như Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), ngay từ đầu khi triển khai dự án Sâm Ngọc Linh, công ty đã tập trung vào 5 lĩnh vực chính gồm: Nghiên cứu, trồng Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; Sản xuất và phân phối sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh; Cung cấp sản phẩm và viễn thông; Đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái; Spa Dược liệu Sâm.

Với tầm nhìn chiến lược phát triển dài hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng cao từ sâm Ngọc Linh để đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh MHG của Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, từ đó góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.