Một dự án đầu tư xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách đầu tư là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng đến tiến độ cũng như chất lượng của công trình xây dựng. Chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án.
1. Ban Quản lý dự án là gì?
Quản lý dự án là quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong một dự án đầu tư xây dựng, một chuyên ngành hay một khu vực nhất định theo sự phân công của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Quản lý dự án chính là việc áp dụng các hoạt động và chức năng của quản lý vào suốt quá trình thực hiện các dự án khác nhau để đạt được những mục tiêu đề ra.
Ban Quản lý dự án là một Bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như: Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án và những hoạt động liên quan.
Ban Quản lý dự án áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cúng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để áp dụng vào những hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án đạt tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra.
Việc thành lập, hình thức tổ chức, tổ chức lại và hoạt động của Ban Quản lý dự án được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/6/2015 và Thông tư số 16/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016.
2. Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án
2.1. Chức năng của Ban quản lý dự án
Khi ra Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý dự án, Ban Quản lý dự án sẽ đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ nhất định. Ban Quản lý dự án có chức năng cụ thể như sau: Trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, quản lý, giám sát, thực hiện dự án,… cho chủ đầu tư.
Thông thường, Ban Quản lý dự án sẽ đóng vai trò quản lý dự án từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án kết thúc, hoàn thành, dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Các hoạt động trên của Ban quản lý dự án là nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. Bên cạnh đó, chức năng nhiệm vụ ban quản lý dự án còn là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh và tính khả thi của dự án.
Tóm lại, Ban Quản lý dự án đóng vai trò giám sát, quản lý một cách trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đề ra đối với mỗi dự án.
2.2. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án
Trong chức năng nhiệm vụ của ban Quản lý dự án, cần phân biệt rõ phần chức năng và phần nhiệm vụ của Ban Quản lý dụ án. Chức năng là những yếu tố sẵn có, từ đó tạo nên Ban Quản lý dự án để thực hiện mục tiêu cần đạt được. Và mục tiêu cần đạt được chính là nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án.
Đối với các dự án, dù là dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp hay dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Ban Quản lý dự án cũng có những nhiệm vụ sau đây:
– Tiến hành các Thủ tục về giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng công trình.
– Lập hồ sơ dự án gồm: thiết kế, dự toán ngân sách, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt.
– Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Chuẩn bị hồ sơ để Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.
– Giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.
– Kiểm tra thi công về chất lượng, tiền độ, khối lượng công trình hoàn thành, khối lượng, chi phí phát sinh, thực hiện các thủ tục thanh toán, giải trình đối với các khối lượng phát sinh nhỏ, không có chứng từ hợp lệ.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.
Trên đây là những thông tin về Ban Quản lý dự án cũng như chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án trong một dự án đầu tư xây dựng. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn Ban quản lý dự án cần phải làm gì và có tầm quan trọng như thế nào.