Tìm hiểu nhiệm vụ và chức năng của công ty

Những bạn sinh viên sau khi ra trường luôn băn khoăn không biết nên làm việc trong khối nhà nước hay khối tư nhân. Nếu làm việc trong khối nhà nước, bạn sẽ làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước (UBND các cấp, chính phủ), cơ quan quyền lực nhà nước (hội đồng nhân dân các cấp, Quốc hội) hay các cơ quan tư pháp (TAND các cấp, VKSND các cấp). Còn với các công việc liên quan đến khối tư nhân thì chắc chắn sẽ làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty. Theo xu hướng hiện nay thì các bạn trẻ sẽ chọn làm việc tại các công ty vì yêu cầu tùy theo trình độ, thu nhập cao, có cơ hội thăng tiến nhanh trong tương lai. Vậy, công ty là gì và chức năng của công ty như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về công tysơ đồ chức năng của công ty

Sẽ có những lúc bạn nghe người ta dùng thuật ngữ “công ty” có lúc lại dùng từ “doanh nghiệp”, tuy nhiên bạn không cần quá hoang mang về vấn đề này lắm đâu. Vì thực chất, công ty cũng chính là một loại hình doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp hai thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau, việc dùng hai thuật ngữ này lẫn lộn có thể chấp nhận được vì bản chất khá tương tự nhau. Công ty được xem là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người. Trên thế giới, công ty được phát minh ra từ rất lâu và phát triển rất nhiều các định dạng, biến thể khác nhau. Đến hiện nay, công ty là mô hình phổ biến nhất trên thế giới là thường thực hiện chức năng của một tổ chức kinh doanh.

Ở Việt Nam, các loại hình công ty được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể các các loại hình công ty phổ biến như sau:

– Công ty cổ phần

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty hợp danh

Bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân thì Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định về các doanh nghiệp thuộc nhà nước, do đó bạn đừng nhầm lẫn công ty chỉ thuộc về tư nhân.

chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp  sẽ được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty dựa trên các quy định của pháp luật mà quan trọng nhất là Luật doanh nghiệp 2014. Do đó, mỗi công ty sẽ có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, quy mô công ty.

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

chuc-nang-cua-cong-ty

Chức năng và nhiệm vụ của công ty sẽ do ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông  (tùy loại hình hoạt động của công ty) quy định khi thành lập công ty. Tùy theo tình hình hoạt động của công ty mà những chức năng và nhiệm vụ của công ty có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng nền kinh tế chung của cả nước, của toàn cầu. Như đã nói, công ty có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể khái quát được như sau:

Chức năng của công ty:

+ Tổ chức mua bán, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu các mặt hàng.

+ Công ty còn có chức năng hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao nhất là lợi nhuận công ty.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong công ty, từ đó đóng góp cho nguồn ngân sách nhà nước,

+ Chức năng tạo mối liên hệ với khách hàng thông qua kinh doanh trực tiếp, tạo mối liên hệ với các đối tác uy tín tăng hiệu quả làm việc công ty.

Nhiệm vụ của công ty:

+ Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và định hướng hằng năm, hằng quý của công ty.

+ Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường hợp tác quốc tế.

+ Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng như nội quy công ty như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động,…

+ Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp thuế,..

+ Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về công ty nói chung cũng như chức năng và nhiệm vụ của công ty. Nếu không muốn quá gò bó khi làm việc trong các cơ quan nhà nước thì hãy cân nhắc làm việc trong các công ty, là cơ hội để bạn phát triển bản thân, cọ xát với thế giới bên ngoài.

Xem Thêm  Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ kế toán trưởng trong doanh nghiệp?

Related Posts

Những kiểu tóc sang trọng để đi đám cưới 2021 kiểu mới lạ xinh đẹp

Các kiểu tết tóc đẹp dù cầu kỳ phức tạp như tết tóc đuôi rết, đuôi sam, tết tóc xương cá .. hay những kiểu tết tóc…

Tổng hợp kiểu tóc ngắn tuyệt đẹp nhất 2020 của ca sỹ Minh Hằng

Kiểu tóc ngắn trẻ trung đơn giản và  quyến rũ của ca sỹ Minh Hằng 2019 – 2020 được bình chọn là sao nữ mang mái tóc…

Những câu thả thính bá đạo và khó đỡ nhất của “hội chị em ế” trên Facebook

Những câu thả thính bá đạo và khó đỡ nhất của hội chị em FA trên Facebook, nhận được sự đống ý của người dân mạng. Những câu…

Những mẫu hình xăm nhỏ trẻ trung ở cổ tay vai và gáy cho mình nữ đơn thuần thương

Hình xăm nhỏ đẹp cho nữ – Tattoos for women, bộ sưu tập những hình xăm nhỏ cho nữ dễ thương và cá tính nhất, hình xăm…

Những kiểu tóc búi cô dâu sang trọng ngọt ngào và lãng mạn nhất cho ngày cưới

 Những kiểu tóc búi cô dâu sang trọng vô cùng ngọt ngào và lãng mạn hot nhất trong tiệc cưới 2020 là những Xu thế tóc cô…

Những kiểu tóc nam siêu ngầu của Seung Hun khiến cho phái nữ siêu lòng

Làng giải trí Hàn Quốc vốn không thiếu những mỹ nam sở hữu khuôn mặt đẹp, nhưng điều giúp Song Seung Hun khác biệt so với những…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *