Tìm hiểu về bộ máy hoạt động và chức năng của chính phủ

Bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan đứng đầu tương ứng với ba nhánh quyền trên là Quốc Hội, Chính Phủ và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng của chính phủ, cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành  chính nhà nước.

1. Tìm hiểu chung về Chính phủ

Theo điều 94 Hiến Pháp 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

chuc-nang-cua-chinh-phu

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.

Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính Phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan Ngang Bộ.Hệ thống chính phủ gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ:

1.1. 18 bộ thuộc Chính phủ 

18 bộ thuộc Chính phủ bao gồm:

+ Bộ Quốc phòng;

+ Bộ Công an;

+ Bộ Ngoại giao;

+ Bộ Nội vụ;

+ Bộ Tư pháp;

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Bộ Tài chính;

+ Bộ Công thương;

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Bộ Giao thông vận tải;

+ Bộ Xây dựng;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Bộ Khoa học và Công nghệ;

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Bộ Y tế.

Đứng đầu 18 Bộ là các Bộ trưởng.

1.2. 4 cơ quan ngang bộ

4 cơ quan ngang bộ bao gồm:

+ Ủy ban Dân tộc đứng đầu là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng đầu là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam

+ Thanh tra Chính phủ đứng đầu là Tổng thanh tra Chính phủ.

+ Văn phòng Chính phủ đứng đầu là Chủ nhiệm văn phòng chính phủ.

Nguyên tắc làm việc của Chính Phủ là làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.Tức là khi quyết định một vấn đề nào đó thì phải thông qua biểu quyết của tập thể, thủ trưởng không được tự mình quyết định.

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, tức là nhiệm kỳ 5 năm. Hết 5 năm sẽ tiến hành bầu nhiệm kỳ mới, tuy nhiên Chính phủ phải tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ. 

2. Chức năng nhiệm vụ của chính phủ

Vì là cơ quan hành chính cao nhất của bộ máy nhà nước, do đó, chức năng nhiệm vụ của chính phủ rất lớn.chức năng của chính phủ

Chức năng của Chính phủ là thực hiện quyền hành pháp, quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính.

+ Quyền lập quy tức là quyền được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Luật nói chung chỉ do Quốc hội ban hành) như Nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Quyền hành chính là quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội như tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa các tổ chức, các nhân trong xã hội.

Nhiệm vụ của chính phủ: Nhiệm vụ của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp 2013 (Điều 96) và Luật tổ chức Chính phủ 2013. Chính phủ đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ, có 19 nhiệm vụ chính như sau:

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật

+ Nhiệm của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Nhiệm vụ  của Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý thông tin và truyền thông

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội

+ Nhiệm vụ của Chính phủ đối với công tác dân tộc

+ Nhiệm vụ của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý về cơ yếu

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng.

+ Nhiệm vụ của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

+ Nhiệm vụ của Chính phủ đối với chính quyền địa phương

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tổ chức Chính phủ cũng như chức năng nhiệm vụ của chính phủ. Hiểu biết được nhiệm vụ của chính phủ cùng là cách góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Xem Thêm  Tìm hiểu về 3 chức năng 5 nhiệm vụ quân đội

You might like

About the Author: Uyên Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *