An toàn giao thông là một vấn đề quan trọng cấp bách hiện được nhà nước chú trọng quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay nhiều trường học trên cả nước đưa an toàn giao thông phổ biến lồng ghép giảng dạy vào các chương trình học. Ngoài ra an toàn giao thông còn được giới thiệu rộng rãi thông qua các chương trình ngoại khóa. Tại đây, bản cam kết an toàn giao thông được hình thành. Để hiểu thêm về bản cam kết an toàn giao thông cũng như cách viết nó, hãy cùng nhau đọc qua bài viết này nhé.
1. Bản cam kết an toàn giao thông là gì ?
Trước hết để trả lời cho câu hỏi “bản cam kết an toàn giao thông là gì ?” thì chúng ta phải biết được bản cam kết là gì. Bản cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký cam kết, nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giấy cam kết chỉ có hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết, đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan pháp luật.Bản cam kết có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của chúng trong đó có bản cam kết an toàn giao thông.
Bản cam kết an toàn giao thông là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa một bên là nhà trường bên còn lại là học sinh, sinh viên. Hai bên trong văn bản này cam kết thực hiện đúng các quy định của an toàn giao thông. Nếu không làm đúng nội dung đã cam kết thì phải chịu bị xử lý theo đúng quy định của nhà trường và của pháp luật.
Trong bản cam kết an toàn giao thông thường có những loại sau: bản cam kết của học sinh cùng phụ huynh thực hiện an toàn giao thông, bản cam kết an toàn giao thông của học sinh, sinh viên.
2. Hướng dẫn viết bản cam kết an toàn giao thông
Để có được một bản cam kết hoàn chỉnh thì công đoạn soạn thảo ban cam kết vô cùng quan trọng. Một bản cam kết đúng phải đủ tất cả những nội dung cần thiết của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết sao cho đúng. Để thuận tiện cũng như tiết kiệm thời gian công sức cho người viết, hiện nay các mẫu bản cam kết an toàn giao thông được nhiều trang web đăng tải. Các thông tin này khi tham khảo cần được sàng lọc kỹ lưỡng để tránh gặp phải những thông tin không phù hợp với bản cam kết cần phải hoàn thành. Một mẫu bản cam kết an toàn giao thông nào đều có 3 phần trọng tâm sau:
+ Phần thứ nhất:
Trong phần này cần có các nội dung sau : Tên của phòng giáo dục và đào tạo được ghi ở góc trái trên cùng ghi in hoa in đậm; phía dưới là tên của trường đang cần bản cam kết an toàn giao thông; bên góc phải của tờ giấy sẽ là quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm ký bản cam kết này. Tiếp đến đó là tên của bản cam kết. Thông thường sẽ được trình bày như sau:
BẢN CAM KẾT
(V/v thực hiện An toàn giao thông năm học 20..- 20..)
Một phần cực kỳ quan trọng trong phần thứ nhất không thể thiếu sót đó chính là thông tin của người thực hiện bản cam kết an toàn giao thông. Nếu thiếu những thông tin này hoặc thông tin không được điền đầy đủ thì sẽ không thể nhận biết được ai là người ký cam kết và ai sẽ chịu trách nhiệm một khi cam kết bị phá vỡ. Thông tin cần được điền đầy đủ rõ ràng bao gồm
Họ và tên học sinh:……………………..……Lớp:……Trường ……………….
Họ và tên cha/ mẹ học sinh:………………………………………………….
+ Phần thứ hai:
Đây là phần chính trong mẫu bản cam kết an toàn giao thông. Phần này sẽ liệt kê những nội dung cần cam kết để đảm bảo an toàn giao thông ở trong và ngoài nhà trường. Các nội dung cam kết để cho rõ ràng dễ hiểu cần được liệt kê theo số thứ tự. Mỗi một nội dung cần được ghi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu để người cam kết dễ dàng ghi nhớ tránh phá vỡ các cam kết đã đặt ra. Các nội dung thường được nhà trường và học sinh, phụ huynh đồng ý trong bản cam kết an toàn giao thông của học sinh như: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, pháp luật, luật lệ ATGT của nhà nước; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông; Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi tham gia giao thông; thời gian thực hiện cam kết khi bước vào năm học, nếu vi phạm hứa sẽ chấp hành đúng hình thức kỷ luật của nhà trường. Có thể liệt kê cụ thể các hình thức kỷ luật áp dụng khi vi phạm cam kết đã đặt ra.
+ Phần thứ ba:
Để thể hiện sự nhất trí đồng tình giữa các bên tham gia bản cam kết an toàn giao thông thì các bên sẽ tiến hành ký kết bản cam kết này. Thoogn thường trong bản cam kết an toàn giao thông của học sinh thì sẽ có 3 đối tượng tham gia ký kết là học sinh, cha mẹ học sinh và hiệu trưởng nhà trường. Phần thứ 3 này tuy không chiếm nhiều thời gian để soạn thảo nhưng đây là phần quan trọng nhất. nếu không có phần này thì bản cam kết sẽ không có giá trị đối với đôi bên tham gia.
Kết luận:
Hy vọng rằng ai cũng biết cách để hoàn thành Bản cam kết an toàn giao thông sau khi đọc những thông tin mà bài viết đã cung cấp ở trên.