Đối với các bạn sinh viên cuối khóa, chương trình thực tập là không thể thiếu, là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp. Sinh viên sư phạm mầm non cũng không phải ngoại lệ, các bạn sẽ được phân công về thực tập trực tiếp tại các trường mầm non, trực tiếp tham gia giảng dạy. Kết thúc chương trình thực tập, các bạn sẽ phải làm bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non. Sau đây là hướng dẫn làm bài thu hoạch cá nhân mầm non chi tiết các bạn có thể tham khảo.
1. Những khó khăn thường gặp khi viết bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non
Khi đã chọn học sư phạm mầm non thì bạn đã xác định sẽ vừa là người thầy, vừa là người mẹ chăm sóc tỉ mẩn từng đứa trẻ, con trẻ như con của mình. Trong quá trình học ở trường đại học, thầy cô là người cung cấp cho chúng ta những kiến thức về chuyên môn cũng như kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong môi trường sư phạm. Thực tập cuối khóa là trải nghiệm đầu tiên, giúp chúng ta đến gần hơn với công việc thực tế trong tương lai, là khoảng thời gian bổ ích để học tập, tích lũy kinh nghiệm. bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non là kết quả của quá trình thực tập, là căn cứ đánh giá trong thời gian 2-3 tháng thực tập trực tiếp tại các trường mầm non bạn đã học được gì, đã làm được những gì và phương hướng tương lai. Những khó khăn thường gặp trong quá trình làm bai thu hoach thuc tap su pham:
– Đối với sư phạm mầm non, hầu như thời gian thực tập của các bạn sinh viên là full time (toàn thời gian) nên việc đầu tư cho làm bai thu hoach thuc tap su pham không được nhiều như sinh viên các ngành khác.
– Việc vừa dạy, vừa chăm sóc trẻ, vừa tiếp xúc và làm việc với phụ huynh trẻ nhỏ làm cho sinh viên có nhiều áp lực, căng thẳng, ảnh hưởng đến việc làm bài thu hoạch.
– Một số trường mầm non thực tập ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy nên gây khó khăn cho sinh viên thực tập và làm bài thu hoạch (thường xuyên mất điện, thiếu máy tính, máy in, máy photocopy hỗ trợ làm bài thu hoạch).
– Một số bạn do áp lực công việc, cảm thấy quá khó khăn trong dạy và chăm sóc trẻ nên phần phương pháp phấn đấu thường rất đuối, ít sáng tạo, cần phải có sự động viên nhiều hơn từ phía cơ sở nhận thực tập cũng như nhà trường.
2. Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non
Quá trình thực tập tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đó chính là khoảng thời gian quý giá để bạn tích lũy kinh nghiệm, phục vụ cho công tác dạy học sau này của bạn. Sau đây là hướng dẫn làm bài thu hoạch cá nhân mầm non:
Về nội dung: Triển khai theo các phần lớn rõ ràng, tiếp theo sẽ nêu chi tiết quá trình thực tập theo những mục nhỏ trong phần lớn.
– Phần I: Sơ yếu lý lịch và mở đầu: trình bày họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, khoa, trường đào tạo, niên khóa, nơi thực tập, nhiệm vụ được giao của nhà trường (chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non, nghe báo cáo của lãnh đạo trường về các công tác tổ chức, quản lý, dự giờ,…). Lưu ý trong phần này nên có phần mở đầu dẫn dắt vào phần nội dung chính, bày tỏ thái độ của bản thân đối với nhiệm vụ được giao, cảm nhận sau thời gian thực tập. Sau đó là hai mục chính trong phần này là:
- Lý do viết bài thu hoạch cá nhân mầm non
- Nhiệm vụ viết bài thu hoạch cá nhân mầm non
– Phần 2: Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong phần này, bạn sẽ tự mình đánh giá, kiểm tra về những gì đã làm được, chưa làm được trong quá trình thực tập. Những mục cần có trong này:
- Tình hình thực tế của trường thực tập: Bạn giới thiệu sơ qua về trường mầm non, cơ sở vật chất, nhân sự, số lượng trẻ tham gia học tập, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nghe báo cáo tình hình học tập của giáo viên đang đương nhiệm lớp mầm non đó.
- Công tác chỉ đạo và hoạt động chuyên môn: tự đánh giá về tinh thần, thái độ và ý thức của bản thân đối với hoạt động dạy và học, những công việc đã làm được và kết quả được miêu tả cụ thể.
- Thực tập làm công tác chủ nhiệm: trực tiếp lên lớp, chăm sóc trẻ từ khi trẻ lên lớp cho đến khi tan học, giao trẻ cho phụ huynh.
- Viết bài thu hoạch cá nhân mầm non: quá trình thu thập các tài liệu của nhà trường, của địa phương để làm bài thu hoạch.
– Phần III: Đánh giá chung và phương hướng phấn đấu: tổng kết lại khóa thực tập trong 2 tháng vừa qua, những rèn luyện, cố gắng của bản thân và nêu những bài học kinh nghiệm, phương hướng phấn đấu trong tương lai.
- Về hình thức: nên đánh máy để thật chuyên nghiệp, đầu tư phần bìa bài thu hoạch cá nhân mầm non thật ấn tượng. Chú ý những kỹ thuật văn bản cơ bản.
Trên đây là những hướng dẫn viết bài thu hoạch thực tập mầm non, các bạn có thể tham khảo và hoàn thành tốt bài thu hoạch của mình.