Bài thu hoạch module 2 thcs – Đặc điểm trong học tập của học sinh thcs

Bạn đang khó khăn trong việc làm bài thu hoạch module 2 thcs? Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu và như thế nào để đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết. Dưới đây là mẫu bài thu hoạch module 2 thcs mà bạn có thể tham khảo cũng như nắm được những ý cơ bản cần có trong kiểu bài này.

Một bài bài thu hoạch module 2 thcs cơ bản sẽ gồm 2 phần, bao gồm việc nắm bắt hoạt động của học sinh THCS và cách tổ chức hoạt động cho học sinh khối THCS.

1. Hoạt động 1: Nắm bắt hoạt động của học sinh Trung học cơ sở

1.1. Đặc điểm tâm, sinh lý

  • Thể chất: cơ thể phát triển tuy chưa hoàn thiện nhưng các em có sức lực khá khỏe mạnh. Giao tiếp là hoạt động chủ đạo, trước hết là với học sinh cùng lứa. Các em thích làm người lớn nhưng chưa tự ý thức được đầy đủ, vị thế xã hội của các em là vị thành niên.
  • Hoạt động tập thể của học sinh THCS: ngoài việc học hành, hoạt động cơ bản của các em có các hoạt động khác như sinh hoạt Đội theo các cách khác nhau. Do đặc điểm tâm sinh lý phát triển mà đã có sự hình thành cách sống, các giá trị mà các em hướng tới, khả năng cá nhân, các hoạt động công ích xã hội (giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tôn tạo các khu di tích, nơi công cộng, …)bài thu hoạch module 2
  • Tâm lý: ý chí và tình cảm của các em phát triển khá phong phú, nhận thức phát triển, nhất là sự tư duy khoa học, tính lý luận và tính trừu tượng. Đặc biệt, trong giảng dạy và giáo dục học sinh Trung học cơ sở là độ tuổi trưởng thành về nhân cách, vị thế xã hội.

1.2. Hoạt động chủ đạo của học sinh THCS

Hoạt động chủ yếu là giao tiếp và học tập. Các nhà giáo cần có sự định hướng chung trong hoạt động, đó là trách nhiệm với các em học sinh. Luôn vì lợi ích của các em, tổ chức tốt hoạt động học tập cho các em cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các em được giao tiếp lành mạnh.

1.3. Hoạt động học của học sinh THCS

Hoạt động học của các em THCS được kế thừa, phát triển phương thức hoạt động học – tập đã được định hình từ tiểu học nhưng sẽ phát triển theo phương thức mới hơn, đó là học – hành.

Học – hành là phương thức học tập chủ đạo, đặc trưng của hoạt động học trong THCS.

HS – THCS đã lĩnh hội được phương thức học – tập, hình thành phương thức học – hành, đây là nền tảng và cơ sở hình thành từng bước phương thức học mới từ học ở cấp độ ban đầu.

1.4. Tổ chức hoạt động học cho học sinh THCS

Việc tổ chức  hoạt động học cho học sinh cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trung hơn với quy mô số lớp/trường và số học sinh/lớp lớn hơn nhằm đáp ứng hoạt động dạy và học ở cấp học này. Theo đó:

  • Giáo viên được chuyên môn hóa
  • Hoạt động của tổ chuyên môn đảm nhận vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học.
  • Trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
  • Học sinh lớn hơn và có thể tới trường trong khoảng cách vài ba cây số.
  • Học sinh được học phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc những khu thí nghiệm thực hành. Học sinh cần sự hướng dẫn, giảng giải của giáo viên trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách, tài liệu cũng như các phương tiện thông tin. Thực hiện theo phong cách “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”.

1.5. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS THCS

Những hoạt động giáo dục tạo điều kiện cho học sinh phát triển cả về thể lực lẫn tâm hồn, đặc biệt hình thành ở các em các giá trị:

  • Giá trị có được từ học tập
  • Giá trị về sự trưởng thành của bản thân
  • Giá trị về sự nhận thức tình cảm với gia đình, quê hương đất nước
  • Giá trị về cách ứng xử trong các mối quan hệ

bài thu hoạch module 2 thcs

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ dạy học cấp THCS

2.1. Dạy học TNHS là nghề sử dụng công nghệ dạy học

Nghề dạy học được thực hiện bởi con người, được đào tạo chuyên biệt có nội dung xác định, phương pháp và quy trình hợp lý, nghiêm ngặt với các điều kiện cần thiết, tất cả hướng tới mục đích giáo dục. Dạy học có công nghệ thực thi, công nghệ gồm 3 đặc điểm chính:

  • Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người này sang người khác.
  • Công việc được chủ động tổ chức
  • Công việc được chủ động kiểm soát quá trình và kết quả đầu vào, đầu ra.

2.2. Quá trình dạy và học

  • Giáo viên giảng giải, minh họa và hướng dẫn.
  • Học sinh theo dõi, ghi chép, làm việc nhóm, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Kiểm tra kết quả học tập của học sinh là việc cần làm có tác động mạnh tới hoạt động học của học sinh nên trong quá trình giảng dạy, kiểm tra và đánh giá thì giáo viên nên nghiên cứu kỹ và có câu trả lời cụ thể cho các vấn đề như:

– Học sinh học môn học cụ thể mà mình dạy để làm gì

– Bằng phương pháp nào lĩnh hộ các nội dung cơ bản, ít nhất đã xác định đáp ứng chuẩn quy định.

– Qua môn học cụ thể đó học sinh cần lĩnh hội được điều gì về kỹ năng và thái độ.

Trên đây là bai thu hoach modun 2 cơ bản, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Bạn có thể dựa vào những thông tin trên để tự viết cho mình một bài bài thu hoạch module 2 thcs ưng ý với phong cách riêng nhưng vẫn đảm bảo đủ ý và đủ nội dung cần thiết nhé!

Xem Thêm  Mẫu bài thu hoạch lớp đảng viên mới ấn tượng

You might like

About the Author: Uyên Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *