Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh mà bạn đọc có thể tham khảo. Theo đó, bài thu hoạch được chia làm từng phần, với bố cục rõ ràng sẽ mang đến cho bạn một hệ thống kiến thức mạch lạc và được đánh giá cao.
1. Bố cục chung của bài thu hoạch về bảo tàng Hồ Chí Minh 
Phần 1: Bến Nhà Rồng – Di tích lịch sử
Phần 2: Xuất thân của chủ tịch Hồ Chí Minh
Phần 3: Cuộc đời và sự nghiệp
Phần 4: Cảm nhận của bản thân sau khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
2. Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 19 phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Bảo tàng nằm phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngay cạnh bên công viên Bách Thảo.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lớn nhất Việt Nam. Tại nơi đây tập trung chủ yếu cho việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời của Bác Hồ. Bên trong khu vực bảo tàng có nhiều di tích nổi bật như: Lăng chủ tịch, khu di tích phủ chủ tịch, chùa một cột… có thể nói đây là một quần thể các di tích thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.
3. Bài thu hoạch đi bảo tàng Hồ Chí Minh – phần 1 di tích lịch sử “Bến Nhà Rồng”
Bến Nhà Rồng nằm ngay trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Tại đây vào ngày 5/6/1911 chủ Tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu đô đốc Latouche Tre’ville ra đi tìm đường cứu nước.
Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp xây cất năm 1862, làm nơi ở cho viên tổng quản và cũng là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Vào ngày 3 tháng 9 năm 1979 Uỷ ban nhân dân TP.HCM quyết định lấy Nhà Rồng là khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng).
Nhà Rồng được xây dựng vào ngày 4 tháng 3 năm 1968 do công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái cây thì là chiếc phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo. Phù hiệu đầu ngựa hàm chỉ thời trước ở bên Pháp công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn mỏ neo tượng trưng cho tàu thuyền.
4. Bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh – Phần 2 về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tên thật của Bác là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Quê nội ở xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Quê ngoại của Bác là làng Hoàng Trù, nằm cách làng Sen khoảng 2km, Bác sống ở đây cho đến năm 1895.
Tháng 9 năm 1907 Bác vào học trường Quốc học Huế, đến tháng 5 năm 1908 thì bị thôi học vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Năm 20 tuổi, Bác rời quê hương vào Phan Thiết dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp 3 và lớp 4 tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Sau 3 tháng học trường Bá Nghệ đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, Bác quyết định sẽ đi tìm một công việc trên con tàu viễn dương để ra nước ngoài.
Từ tinh thần yêu nước nồng nàn, cùng sự sáng suốt trong bản lĩnh chính trị từ đây Bác đã nghĩ đến con đường thành bại của các phong trào yêu nước trong thời đại bấy giờ và quyết tâm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
5. Bài thu hoạch đi bảo tàng Hồ Chí Minh – Phần 3 cuộc đời và sự nghiệp
Cuộc đời và sự nghiệp của Bác trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ.
Thời kỳ 1911 – 1919, hoạt động tại Pháp, đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin -> đi theo con đường cộng sản.
Thời kì ở Trung Quốc 1924 – 1927, hoạt động tại Quảng Châu, thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội. Viết sách Đường Kách Mệnh, tập hợp các bài giảng tại lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội – xuất bản năm 1927.
1925 tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Năm 1927 Bác được cử đi Pháp dự đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc tại Brussel Bỉ.
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ 2, Bác học ở trường Quốc tế Lenin. Từ năm 1938 đến đầu năm 1941 Bác trở lại Trung Quốc, sau đó trở về Việt Nam và ở hang Cốc Bó bản Pác Bó – Cao Bằng.
6. Phần 4: Cảm nhận của bản thân sau khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
Chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, học tập tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Min. Từ đó giúp người trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc và những nỗ lực phấn đấu của thế hệ ông cha đi trước.
Những hình ảnh sống động tái hiện lịch sử, những bức ảnh, những hiện vật, văn kiện, những bức thư cùng các mô hình cho thấy những giai đoạn hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ của Bác. Với đời sống đơn sơ, giản dị nhưng Bác Hồ đã mang lại cho cả dân tộc Việt Nam những thành quả vô cùng lớn lao. Từ đó, thế hệ sau này được tiếp nối học tập và noi theo tấm gương sáng vĩ đại của Bác, bằng lòng tôn kính, biết ơn vô hạn. Đây là những điều cần thể hiện trong bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh.