3 bước đầu tiên quan trọng nhất trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Bước 1: Xác định ý nghĩa của Chuyển đổi số với doanh nghiệp

Trong chuyển đổi số, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có được góc nhìn toàn cảnh và xác định được chuyển đổi số nghĩa là gì. Bất chấp sự khác biệt về ngành, điểm xuất phát và mục tiêu, mọi doanh nghiệp đều có thể xác định được ý nghĩa của Chuyển đổi số nếu trả lời được những câu hỏi sau:

Doanh nghiệp có cần đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của khách hàng không? Năng suất có cần cải tiến thay đổi từng bước không? Khả năng đổi mới hiện nay có đang bị tụt hậu so với thị trường và đối thủ không?
Doanh nghiệp nên làm gì và bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số? Phạm vi Chuyển đổi số của doanh nghiệp và ngành nghề là rất khác nhau, doanh nghiệp sẽ cần tập trung vào con người (ví dụ: hoạt động linh hoạt ứng dụng trên quy mô lớn) hay nâng cấp công nghệ và hạ tầng công nghệ thông tin (thay thế các nền tảng CNTT cũ và chuyển sang các nền tảng mới như điện toán đám mây)?
Làm thế nào để hiện thực hóa câu chuyện Chuyển đổi số? Lãnh đạo sẽ cần tập trung vào phát triển năng lực, chuyên môn nào để dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số thành công?…

Khi đã trả lời được các câu hỏi trên, ban lãnh đại sẽ xác định được ý nghĩa, mục tiêu của chuyển đổi số. Tuy nhiên, mục tiêu này phải phù hợp với nguồn lực và những gì doanh nghiệp có thể nâng cao, cải thiện được. Chính vì thế, bước tiếp theo của quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp là đánh giá tình hình và khả năng hiện tại. Từ đó sẽ có kế hoạch chuyển đổi số khả thi hơn.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp

Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp Trong bước hai của quy trình chuyển đối số, doanh nghiệp sẽ cần đánh giá hiện trạng ở 4 nhóm yếu tố chính

1 – Phân tích các tác động và xu hướng bên ngoài:

Một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp là liệt kê chi tiết các tác động và xu hướng phát triển của nhà cung cấp, của khách hàng, các rào cản gia nhập đối với sản phẩm mới, mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm/dịch vụ thay thế và mức độ cạnh tranh,…

2 – Phân tích các công nghệ số:

Ở yếu tố này, doanh nghiệp cần thống kê và xác định lại các công nghệ số hiện có của mình, sau đó đánh giá thực trạng dựa trên việc trả lời những câu hỏi như:

Doanh nghiệp có thường xuyên cập nhật các công nghệ, nền tảng không?
Trong đó có thể tối ưu, cải thiện được nhóm nào? Cần loại bỏ thay thế nhóm nào? Khâu nào chưa sẵn sàng để chuyển đổi và khắc phục?
Doanh nghiệp có đội ngũ chuyên nghiên cứu, phân tích và phát triển công nghệ số không?
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần tập trung tìm hiểu thêm các công nghệ số đột phá, hứa hẹn mang lại hiệu quả cho sự phát triển. Lưu ý là các công nghệ được lựa chọn nghiên cứu phải dựa trên khả năng cần cải thiện của công ty cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3 – Phân tích mô hình hoạt động & kinh doanh hiện tại:

Mô hình kinh doanh và hoạt động hiện tại cũng cần được phân tích, đánh giá chi tiết từ khía cạnh phục vụ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mô hình kinh doanh cho thấy các nguồn lực (quy trình, công nghệ, tổ chức, con người và kinh phí) được kết nối như thế nào để tạo ra giá trị cho khách hàng.

4 – Phân tích con người và tiềm năng văn hóa để thay đổi:

Công nghệ cũng chỉ là công cụ hỗ trợ chuyển đỏi số còn con người mới là yếu tố quan trọng hơn cả. Hiểu rõ năng lực, động lực, hệ thống khen thưởng cũng như văn hóa tổ chức và tiềm năng để điều chỉnh theo thực tế mới là điều cốt lõi cần thực hiện để đảm bảo thành công của Chuyển đổi số. Để đánh giá được yếu tố này, doanh nghiệp cần tập trung trả lời một số câu hỏi:

Doanh nghiệp đã truyền đạt và đảm bảo mỗi nhân viên đều hiểu rõ mục tiêu chuyển đổi số, vai trò và nhiệm vụ của họ trong chuyển đổi số chưa?
Doanh nghiệp có một hệ thống dữ liệu và truyền thông nội bộ hiệu quả chưa?
Doanh nghiệp hiện có văn hoá phản hồi cởi mở, hướng đến mục tiêu chung chưa?…

Sau khi phân tích được toàn bộ thực trạng hiện tại, đã đến lúc doanh nghiệp bắt tay ngay vào xây dựng chiến lược và tiến hành chuyển đổi số.

Bước 3: Xây dựng chiến lược Chuyển đổi số

Sau khi có cái nhìn tổng quan về bức tranh của doanh nghiệp, bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số là bắt đầu xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần đưa ra một tầm nhìn rõ ràng bao gồm các định hướng chiến lược và kết quả kinh doanh được lượng hóa. Qua đó, doanh nghiệp có thể liên kết chiến lược số với chiến lược kinh doanh tổng thể để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Theo kinh nghiệm chung trong xây dựng quy trình chuyển đổi số, việc thiết lập một chiến lược chuyển đổi số thành công thường bắt đầu bằng việc đối mặt với ba câu hỏi chính:

Ngành kinh doanh hiện đang hướng đến tương lai nào?
Vai trò của doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai đó?
Làm thế nào để có thể tạo ra một con đường phía trước cân bằng giữa cảm giác định hướng với khả năng liên tục thích ứng?

Trong đó, hoạt động chuyển đổi số phải hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh phù hợp tại thời điểm hiện tại cũng như triển khai các hoạt động phù hợp với định hướng trong tương lai.

Nguồn: https://digital.fpt.com.vn/tu-van/vi-sao-phai-chuyen-doi-so.html

.